9 bước để kinh doanh quán trà sữa

NTea Soft là bộ phần mềm quản lý - Bán trà sữa chuyên nghiệp, hỗ trợ giao diện bán hàng máy cảm ứng, máy POS. Tích hợp sẵn hệ thống in tem nhãn cho mô hình trà sữa. Bán hàng - quản lý - Báo cáo chuyên nghiệp, giao diện trực quan dễ sử dụng.

9 BƯỚC ĐỂ KINH DOANH QUÁN TRÀ SỮA

Mở quán trà sữa, cũng giống như kinh doanh cà phê, sẽ cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ: từ tài chính tới chuyên môn và chiến lược. Tuy nhiên, đây là những bước bản lề quyết định sự thành công cho quán.

Dưới đây là 12 bước cần chuẩn bị khi mở quán trà sữa đã được áp dụng thành công để giúp bạn nắm được mở quán trà sữa cần những gì !

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Rất nhiều chủ quán khi mở quán trà sữa thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định 99% những gì bạn làm sau này.

Tại sao ư? Vì để mở quán thành công, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai.

– Học sinh sinh viên: chiếm khoảng 60%

– Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% (tùy địa điểm).

Các con số trên chỉ là ước lượng nhưng sẽ giúp bạn định hướng được rõ ràng hơn cho những bước sau và nắm được mở quán trà sữa cần những gì !

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatrà sữa

Bước 2. Xác định nguồn vốn để mở quán

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suamở quán trà sữa cần những gì - tiền

1.Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán. Bạn nên xác định số tiền mình dự định đầu tư trước, từ đó phân phối vào các khoản cho hợp lý:

  • Chi phí thuê địa điểm nếu chưa có (thường tính theo kì hạn tối thiểu 6 tháng)
  • Chi phí thiết kế quán
  • Chi phí sửa sang quán nếu cần
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing..

Đặc biệt, bạn nên chuẩn bị số tiền dự phòng để có thể duy trì hoạt động quán trong thời gian đầu khai trương.

Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu cho quán

Nhiều người hay để bước này sau cùng, sau khi đã hoàn thiện và chuẩn bị khai trương. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện bước này ngay từ khi bắt đầu có ý tưởng mở quán. Lý do:

  • Học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau này
  • Bạn sẽ kiếm được các nguồn liên hệ với giá tốt về thi công, thiết kế, nguyên liệu
  • Bạn sẽ hiểu khách hàng hơn và đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của việc thiết kế phong cách, làm menu đồ uống cho quán.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm quán

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatrà sữa shop

Có 2 hình thức kiếm địa điểm:

  • Tận dụng địa điểm sẵn có
  • Thuê địa điểm bên ngoài

Vậy địa điểm mở quán thế nào là đẹp?

  • Gần các trường học
  • Khu vực đông dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư
  • Tại các tụ điểm vui chơi giải trí, các con phố đông đúc

Tất nhiên, nếu không thể tìm được những địa điểm thật đẹp, thì kinh doanh ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng nên nhớ khu vực đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn.

Bước 5: Thiết kế và thi công quán:

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatrà sữa shop

Bạn có thể lên mạng để tham khảo các mẫu thiết kế quán đẹp

Sau khi đã có ý tưởng cho quán, bạn cần hiện thực hóa ý tưởng đó, trước hết là trên bản vẽ.

Nếu chưa có chuyên môn thiết kế, bạn nên thuê 1 đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Khi đã có bản thiết kế, bạn tiếp tục đầu tư cải tạo quán dựa theo bản vẽ đề ra. Nếu có thể, bạn nên trực tiếp giám sát việc thi công để đảm bảo tiến độ và hạn chế tối đa thất thoát.

Bước 6: Hoàn thiện menu cho quán:

Một menu quán tốt hoàn chỉnh nên được chia thành các nhóm đồ uống cụ thể, cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với từ 30 món trở lên, với các món đồ uống thịnh hành và đa dạng về hương vị, topping.

Bật mí: Đôi khi, 1 cốc trà sữa không topping lãi không được nhiều, nhưng nếu thêm topping vào bạn sẽ có thể bán với giá cao hơn khá nhiều so với tiền nhập loại topping đó.

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatoping

Topping quyết định 50% sức hấp dẫn của trà sữa

Bước 7: Nhập máy móc, nguyên liệu:

Đây cũng là câu hỏi được rất nhiều bạnđặt ra: Mở quán trà sữa cần những máy móc và nguyên liệu gì? Đầu tư hết bao nhiêu. Thử xem nhé:

1.Về máy móc thiết bị:

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suamáy móc trà sữa

2.Máy dập nắp:

  • Có 2 loại máy: dập nắp tự động và máy dập nắp thủ công
  • Chi phí đầu tư cho 1 máy dập nắp tự động là khoảng 12 triệu.
  • Đây không phải là 1 khoản đầu tư quá lớn, nhất là khi nó mang lại sự chuyên nghiệp cho quán, cũng như sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phục vụ, vết dập nắp chắc chắn hơn và giúp bạn có thể kiếm soát được số lượng trà sữa bán ra.

3.Bình ủ trà:

  • Vật dụng không thể thiếu nếu bạn muốn bảo quản trà 1 cách tốt nhất.
  • 1 bình ủ trà thường có dung tích 12l. Với chi phí khoảng hơn 1 triệu cho 1 bình, đầu tư từ 2 đến 3 bình là bạn có thể thoải mái phục vụ khách hàng khi cao điểm.

4.Nồi nấu trà:

Khỏi cần nói thêm, đây là vật dụng không thể thiếu cho mọi quán trà sữa !

5.Máy xay: (tùy thuộc)

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suaVitamix Drink Advance Machine

Nếu bạn có thêm món đồ đá xay trong menu, bạn cũng có thể đầu tư thêm máy xay đá cho quán. Sử dụng máy xay đá để trộn trà sữa cũng có thể giúp trà trộn đều hơn, nhưng thực ra cũng không quá cần thiết.

6. Máy làm lạnh (tùy thuộc)

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suamở quán trà sữa cần những gì máy làm lạnh

Máy làm lạnh trà sẽ giúp trà được bảo quản tốt hơn. Nếu bạn muốn phục vụ khách hàng những ly trà mát lạnh và muốn bảo quản trà tốt nhất, hãy đầu tư thêm máy làm lạnh. Quán của bạn chắc chắn sẽ ấn tượng và chuyên nghiệp hơn rất nhiều
Chi phí cho 1 máy làm lạnh đồ uống khoảng trên dưới 20.000.000đ

7. Máy làm đá (tùy thuộc)

Trà sữa không thể không có đá – Đây là 1 khẳng định khá chắc chắn. Bạn có thể đầu tư hẳn 1 máy làm đá cho quán, hoặc mua đá lẻ ở ngoài và bảo quản trong tủ giữ lạnh.

8. Máy định lượng đường:

Nếu bạn muốn ly trà sữa thật chuẩn vị 100%, hãy sử dụng máy định lượng đường để ước lượng đúng lượng đường cho 1 ly trà sữa. Còn nếu không, đơn giản là sử dụng những vật dụng đong định lượng để có được lượng đường chuẩn nhất.

Vậy là chúng ta đã đi qua danh sách các vật dụng cần dùng trong quán trà sữa.

Về nguyên liệu, bạn cần gì:

 

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatrà để pha trà sữa

Tất nhiên đã là trà sữa thì không thể thiếu các loại trà để làm trà sữa

  • Các loại hương liệu:

Trà sữa chia làm 2 loại chính: trà sữa dùng trà và trà sữa vị. Mỗi loại trà lại sử dụng các loại hương liệu khách nhau như bột trà sữa, syrup, đường nước…

  • Topping

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suatopingTopping quyết định tới 50% sự thành công của trà sữa.

Trên thị trường bây giờ có hàng chục loại topping khác nhau, như trân châu đen, trân châu trắng, thạch thủy tinh, thạch hoa quả, thạch dừa, đậu đỏ…

Bước 8: Chuẩn bị nhân sự cho quán

  • Nếu đã có kiến thức về pha chế trà sữa, việc tuyển người của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn cũng sẽ thuận tiện hơn trong việc giám sát và điều hành nhân viên.
  • Tùy vào hình thức hoạt động, bạn có thể chọn loại hình thuê toàn thời gian hoặc bán thời gian. Về cơ bản, pha chế trà sữa không khó nên bạn có thể thuê nhân viên mới và về đào tạo lại.

9-buoc-de-kinh-doanh-quan-tra-suanhân viênBước 9: Sử dụng phần mềm quản lý NTeaMilk soft

Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý và tối ưu quy trình bán hàng luôn là mối ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu trà sữa lớn như GongCha, Koi Thé… Vậy tại sao các thương hiệu trà sữa lớn lại xem trọng việc sử dụng phần mềm tại điểm bán hàng đến vậy?

  • Nhân viên dễ dàng nắm được tình trạng bàn tại quán
  • .Tăng tốc độ order bằng màn hình cảm ứng hay thiết bị order cầm tay
  • Quản lý quy trình bán hàng của nhân viên chặt chẽ hơn
  •  Quản lý chính xác doanh số theo thời gian thực
  • Quản lý chính xác nguyên liệu sử dụng trong ngày
– Trên thị trường, có rất nhiều nhà phân phối phầm mềm khác nhau. Nhưng, nhà phân phối nào mới thực sự là đại lý chính hãng mà bạn nên chọn. NGOC THIEN supply sẽ là câu trả lời đúng đắn cho bạn.

Địa chỉ: 100/18 Ngô Mây, phường Ngô Mây, Tp. Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại:0899 339 028 

Website: https://vnsup.com