.
.
.
.
máy đọc mã vạch
Ưu tiên xem:
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Bạn đang cần mua máy đọc mã vạch?

Bạn cần quét mã vạch 1D, 2D hay cả hai?

Máy đọc mã vạch được ứng dụng trong môi trường nào (quầy thanh toán, kho lạnh, xưởng sản xuất, thư viện, bệnh viện…)?

Ứng dụng máy tại chỗ hay phải di chuyển trong phạm vi rộng?

Mã vạch được in trên chất liệu tem nhãn gì? (decal giấy, trên giấy bóng kính, mã vạch hiển thị trên màn hình các thiết bị như smartphone hay mã vạch khắc, đọc mã vạch trên máy tính…).

Kích thước của mã vạch cần quét là bao nhiêu?

Trả lời những câu hỏi trên bạn sẽ tìm được máy đọc mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình.

***

Máy đọc mã vạch là gì?

Máy đọc mã vạch (máy quét barcode) là một công cụ có khả năng thu nhận hình ảnh mã vạch được in trên bao bì sản phẩm, hàng hoá. Sau đó, chúng sẽ giải mã và gửi thông tin được ẩn chứa trong mã barcode tới hệ thống hiển thị ( máy tính, điện thoại, laptop, máy tính bảng…). Những đầu đọc mã vạch hiện nay chủ yếu sử dụng wifi để truyền tải thông tin.

***

Cấu tạo của một chiếc máy đọc mã vạch thường bao gồm các thành phần chính như đầu quét, bộ giải mã, cáp dẫn cùng chân đế. Với những chiếc máy quét mã vạch cầm tay có dây thì chân đế sẽ hỗ trợ người dùng đặt để thiết bị, sử dụng ở chế độ quét rảnh tay. Còn với dòng máy đọc mã vạch không dây thì chân đế vừa giúp máy đọc ở chế độ rảnh tay, vừa có vai trò sạc pin cho phần đầu đọc của máy.

Về kết nối của máy đọc mã vạch có thể hiểu như sau. Với dòng máy có dây thì phần cáp dẫn 1 đầu được kết nối trực tiếp cùng máy và đầu cáp còn lại sẽ kết nối cùng máy chủ thông qua các cổng giao tiếp như USB, RS-232 hoặc Keyboard Wedge. Với dòng máy đọc barcode không dây, phần cáp dẫn sẽ kết nối cùng chân đế và máy chủ, còn chân đế kết nối cùng máy quét (đầu đọc) qua sóng vô tuyến bluetooth. Bên cạnh đó, một số dòng máy quét mã vạch không dây còn có thể kết nối trực tiếp cùng máy chủ là smartphone hoặc laptop, tablet trực tiếp bằng bluetooth.

Phân loại máy đọc mã vạch

***

Phân loại máy quét mã vạch có thể dựa trên rất nhiều những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là những cách được áp dụng phổ biến nhất. Bao gồm:

Phân loại theo tia quét

***

Sẽ bao gồm 3 loại tia quét khác nhau:

Máy quét mã vạch laser:

MAY DOC MA VACH LASER

Thiết bị được trang bị công nghệ quét bằng tia laser để phục vụ cho hoạt động giải mã các mã vạch tuyến tính hay còn gọi mà mã vạch 1D. Tia quét mang sắc đỏ, tia mảnh, ánh sáng rõ nét. Bao gồm 2 dòng sản phẩm chính:

Máy quét đơn tia:

Máy quét mã vạch đơn tia

Tức khi hoạt động, chiếc máy soi mã vạch này sẽ chỉ phát ra 1 tia sáng duy nhất. Là một đường thẳng nằm song song với mặt kính của máy. Khoảng cách quét giữa đầu đọc cùng mã vạch có thể dao động trong khoảng từ 15 – 30 cm. Nhờ vào đặc điểm này giúp máy chinh phục được mã vạch với tốc độ nhanh hơn. Khi quét, bạn cần căn chỉnh tia quét của máy cắt ngang toàn bộ mã vạch để thiết bị hoạt động hiệu quả hơn.

Máy quét mã vạch đa tia:

Máy quét mã vạch đa tia

Thay vì chỉ 1 tia quét thì trên máy quét đa tia sẽ được trang bị đồng thời hàng chục tia laser. Các tia được bố trí đan xen lẫn nhau, khi phát tia có dạng như một mặt lưới. Với thiết kế nhiều tia quét là thế, máy hỗ trợ người dùng quét mã vạch ở tốc độ cao hơn khi không cần căn chỉnh vị trí giữa mã vạch cùng tia quét.

Quét mã vạch 1D nhanh chóng, hiệu quả là thế nhưng tại máy quét mã vạch laser vẫn tồn tại nhược điểm là không đọc được mã vạch hiển thị trên màn hình thiết bị điện tử vì chúng có độ chói sáng cao.

Máy đọc mã vạch CCD:

may-doc-ma-vach

Cũng là tia sáng đỏ được phát ra nhưng tia CCD sẽ dày hơn nhiều lần so với tia laser. Ngoài ra, khoảng cách càng xa thì độ sáng của tia sẽ bị mờ dần chứ không còn rõ nét. Khoảng cách quét tối ưu của dòng máy này là trong tầm 10 – 15 cm. Do tia quét dày nên máy đọc tốt mã vạch có kích thước nhỏ. Độ phủ tia sáng trên mã vạch nhiều hơn cho tốc độ quét cao hơn.

Đầu đọc mã vạch Image (hay còn gọi Array Imager):

Khi hoạt động máy sẽ phát ra một vùng ánh sáng lớn bao phủ toàn bộ mã vạch, đọc mã vạch ở đa hướng, dưới nhiều góc độ khác nhau với hiệu suất vận hành tuyệt vời. Giải mã cực nhanh mã vạch 1D lẫn 2D, mã vạch có kích thước nhỏ, lớn, lẫn mã vạch được in trên tem nhãn hay hiển thị trên màn hình các thiết bị di động có độ chói sáng cao. Đây cũng là sản phẩm được người dùng ưa chuộng nhất hiện tại.

Phân loại theo công nghệ giải mã

Như chúng ta đã biết, có 2 nhóm mã vạch phổ biến là mã vạch 1D và mã vạch 2D. Vậy nên cũng sẽ có những dòng máy đọc mã vạch tương ứng để giải mã chúng như:

Máy quét mã vạch 1D:

MÁY ĐỌC MÃ VẠCH

Sử dụng công nghệ quét bằng tia laser hoặc tia CCD có dạng sọc ngang màu đỏ. Chuyên dụng cho giải mã các mã vạch 1D hay còn gọi là mã vạch tuyến tính có dạng các sọc dọc màu đen đặt song song, cách nhau bởi những khoảng trắng. Máy đọc barcode 1D có chi phí đầu tư thấp, rất được ưa chuộng  sử dụng trong lĩnh vực bán lẻ, tại các cửa hàng, shop,…

Máy quét mã vạch 2D (máy đọc mã vạch 2 chiều/ máy quét mã QR code):

MÁY QUÉT MÃ VẠCH 2D

Chuyên dụng để giải mã những mã vạch có dạng ma trận, được tạo thành bởi các ô vuông đen trắng. Khi quét, thiết bị sẽ phát ra một vùng sáng đỏ bao trùm mã vạch. Sau đó, chụp ảnh mã vạch và đưa vào bộ xử lý trong máy để giải mã các ma trận thành các đoạn văn bản thuần túy. Hiện nay, mã vạch 2D, điển hình là QR code được sử dụng ngày một rộng rãi. Vậy nên máy đọc mã vạch 2D cũng dần được ưa chuộng, lựa chọn nhiều hơn.

Phân loại theo cấu tạo máy

Thiết bị quét mã vạch khi được phân theo cấu tạo máy sẽ bao gồm những dòng như sau:

Máy đọc mã vạch cầm tay có dây:

MAY DOC MA VACH

Đây là dòng súng bắn mã vạch mà bạn dễ dàng bắt gặp được ứng dụng tại các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại,… nhất. Phần đầu đọc sẽ được kết nối trực tiếp cùng máy chủ thông qua cáp dẫn, thường độ dài dây cáp sẽ khoảng từ 1 – 3 m. Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm cho người dùng.

Máy đọc mã vạch không dây

***

Dòng máy bắn mã vạch này hiện đại hơn khi được trang bị công nghệ kết nối thông qua sóng vô tuyến. Nhờ vậy, sự linh hoạt cùng khả năng ứng dụng của máy cũng được mở rộng hơn. Thường thì máy đọc mã vạch không dây sẽ kết nối cùng chân đế qua sóng Bluetooth, còn chân đế kết nối cùng máy chủ qua cáp dẫn. Phạm vi hoạt động của đầu đọc so với chân đế là trong khoảng bán kính 10 – 15m.

Máy quét mã vạch để bàn:

***

Dòng máy soi mã vạch này được thiết kế với chân đế gắn liền cùng đầu đọc. Được đặt để ngay trên bàn làm việc hoặc quầy thanh toán để sử dụng. Đặc điểm của dòng đầu đọc mã vạch này là trường quét rộng, có chức năng tự động nhận diện và quét mã ở chế độ rảnh tay, thông lượng quét lớn, tốc độ quét nhanh. Là lựa chọn tối ưu cho quầy thanh toán tại siêu thị.

Địa chỉ bán máy đọc mã vạch (máy quét barcode) uy tín

cty ngoc thien

Kể từ khi gia nhập vào Việt Nam đến nay, các sản phẩm máy quét mã vạch (hay còn gọi là máy đọc mã vạch, barcode scanner) ngày càng đi sâu vào hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi một lĩnh vực riêng, ngành riêng thì cần dùng một loại máy quét mã vạch phù hợp. Do đó, chọn loại nào để phù hợp cho công việc của mình cũng là điều mà khách hàng băn khoăn, lo lắng.

Để giải quyết vấn đề này, hãy đến với Ngọc Thiên. Khi mua bất kỳ các sản phẩm máy đọc mã vạch nào từ chúng tôi chúng tôi luôn cam kết hàng Chính Hãng chất lượng, Sản phẩm được kiểm tra kỹ càng trước khi được giao đến cho người sử dụng.

Các loại máy đọc mã vạch (máy quét barcode) được săn đón hiện nay:

máy đọc mã vạch zebex z3100

đầu đọc mã vạch zebex z3100

Dau-doc-ma-vach-Zebex-Z-3151-HS-chinh-hang

  • Máy đọc mã vạch Zebex z3100
  • Máy đọc mã vạch Zebex z3151hs
  • Máy đọc mã vạch Zebex z6170
  • Máy quét mã vạch zebra ds2208
  • Máy quét mã vạch honeywell 1900
  • Đầu đọc mã vạch symbol ls2208
  • Máy đọc mã vạch 2d zebra ds2208
  • Máy quét mã vạch yj5900
  • Máy quét mã vạch datalogic qw2100
  • Máy quét mã vạch zebra ds2278
  • Máy quét mã vạch symbol ls2208
  • Máy quét mã vạch datamax m1200
  • Máy quét mã vạch symbol li4278
  • Đầu đọc mã vạch datalogic qw2100
  • Máy quét mã vạch zebra ds9308
  • Máy đọc mã vạch antech as1280i
  • Máy đọc mã vạch 2d zebra ds2278
  • Máy quét mã vạch honeywell hf600